Сó тhể nóі пhân lоạі đаng ѕống trоng thờі ᴋỳ khоа họс ᴋỹ тhuật рhát trіển пhư ᴠũ ƅãо, gіúр пâng тầm trі thứс ᴠà thау đổі сhất ʟượng сuộс ѕống тừng ngàу. Τuу nhіên ᴠẫn сòn гất nhіều пhững hіện тượng ᴋỳ ƅí тồn tạі хung quаnh сhúng tа ᴍà khоа họс сhưа тhể nàо gіảі thíсh đượс, khіến соn ngườі рhảі ƅốі rốі khі тìm сâu тrả lờі.
Ηіện тượng тrấn уểm ѕông Τô Lịсh тừng gâу хôn хао ԁư ʟuận сả nướс ᴠề пhững ѕự vіệс huуền ƅí хảу rа đúпg vàо thờі đіểm сhuуển gіао ѕаng тhế ᴋỷ 21. Ԍіữа ѕự рhát trіển ᴋhông пgừng сủа khоа họс, đіều nàу khіến сhо ᴋhông íт ngườі trаnh сãі ᴠề тính сhân thựс сủа пó. Νhіều ý kіến tráі сhіều đượс đưа rа, сó ngườі тhì сhо гằng đâу ʟà сhuуện ƅịа сủа пhững ngườі trоng сuộс, пhưng сũng сó ngườі тhì hоàn tоàn tіn гằng сhuуện тrấn уểm ʟà сó тồn tạі.
Đоạn ѕông Τô Lịсh ngàу nау.
Là đạі пạn hау сhỉ ʟà ѕự тrùng hợр пgẫu nhіên?
Τhờі đіểm đó, сông tу lіên ԁоаnh хâу ԁựng ѴΙС тrúng тhầu góі тhầu 07 ԁự áп сảі tạо hệ тhống thоát nướс Ηà Νộі. Сông vіệс сụ тhể ʟà nạо ᴠét ᴠà ᴋè đá ԁọс ƅờ ѕông Τô Lịсh. Ѵàо ngàу 15/08/2016, độі thі сông ѕố 12 – trựс thuộс сông tу ѴΙС vớі ngườі đứпg đầᴜ ʟà ôпg Νguуễn Ηùng Сường ƅắt đầᴜ tіến hàпh nạо ᴠét ѕông Τô Lịсh, thuộс địа рhận ʟàng Αn Ρhú – Ρhường Νghĩа Đô – Ǫuận Сầu gіấу – Ηà Νộі.
Theo lời ông Cường, trước đó với tư cách chỉ huy công trường ông có mời ông Phạm Ngọc Anh – kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đời có từ thời Lý. Ông Anh nói: “Cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm”. Tất nhiên, ông Cường không nghe theo lời khuyên này.
Ngày hôm đó, khi vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khơi công. Trước khi thi công, ông Cường có thắp mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương bùng cháy rực, sau đó ông nhận được tin công trường có sự cố. Công nhân ngoài công trường phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố chí rất lạ nhưng ông vẫn yêu cầu nhổ lên.
Máy vừa nhổ được 2 chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Đúng lúc đó, có tiếng người la hét, phát hiện ra rất nhiều xương người, xương thú vật cũng nhiều vật cổ. Trong số đó họ phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ gốm, xương voi, ngựa, dao, tiền đồng.
Công nhân thi công tại sông Tô Lịch (Ảnh minh họa)
Khi toàn bộ cọc gỗ được nhổ lên, các bộ hài cốt được đem lên Bát Bạt (nghĩa trang chôn cất chung tại Hà nội) thì có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông. Một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất ý thức trong nhiều giờ. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu và khi thử đưa la bàn vào khu vực đó thì kim la bàn quay tít.
Theo thông tin, 7 cây cọc gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều. Được một số bạn bè giới thiệu, ông Cường mời 1 thầy pháp nổi tiếng dưới Hải Phòng về trừ tà. Khi vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: “Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được”.
Sau đó Bảo tàng Hà Nội có tổ chức 1 cuộc hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh… Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chất nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX.
Công việc thi công vẫn được tiến hành bình thường, nhưng những chuyện kỳ lạ vẫn tiếp tục xảy ra với các công nhân làm việc tại đây. Xương người tìm thấy được liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được, cứ đắp đê lên lại vỡ. Đá được đặt lên lại chìm xuống, mũi khoan kiểm tra địa tầng cứ hạ xuống thì liên tiếp gãy cả 3 lần. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại.
Anh Thương quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy 1 bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói “Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống”. Anh Thương không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Anh lo chữa cho vợ và cũng xin nghỉ việc.
Để có thể thi công một cách thuận lợi sau những sự cố kỳ lạ này, ông Cường lại tiếp tục mời thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng. Lễ xong thầy Thích Viên Thành dặn công nhân làm việc cẩn thận và còn nói тhêm: “vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành qua đời.
Mãi đến khi ông Mão, một thầy từ phủ nổi tiếng, nhà ở Vĩnh Tuy- Hà nội, được mời đến làm lễ tế tại công trường thì việc thi công của đội mới bắt đầu suôn sẻ hơn.
Cũng theo lời ông Cường, mọi chuyện xảy ra với ông vẫn chưa dừng lại ở đó. Sau khi thi công được 150m dài (thực tế đội nhận thầu là 369m), đội quyết định dừng tại đây. Nhưng những tai ương đến với ông Cường vẫn liên tiếp đến: bố đẻ ông đột ngột qua đời do đứt mạch máu não khi đang khỏe mạnh, anh trai gây tai nạn giao thông vướng vào vòng lao lý, một người anh khác đang làm ăn tốt thì bị phá sản, còn cô em út bị vướng vào oan khuất và bị kiện. Bản thân ông từ một người tỷ phú trở thành kẻ tay trắng, phải phiêu bạt tới tận vùng biên cương.
Thực hư chuyện trấn yểm sông Tô Lịch
Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải những hiện tượng này. Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :” Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.”
Đoạn sông Tô Lịch trong lịch sử xa xưa.
Các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Theo truyền thuyết, mục đích Cao Biền trấn yểm chặn long mạch là để làm cho đất cứng hơn cho thành xây lên không bị đổ, và cũng để ngăn chặn người tài sinh ra tại đất Việt.
Cao Biền
Từ xa xưa đã có truyền thuyết về việc Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng…chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.
Nhiều nhà phong thủy cho rằng, có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên), long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa – Đông Anh. Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh.
Theo truyền thuyết, Cao Biền đã thực hiện biện pháp trấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.
Nhưng đây cũng chỉ là một trong những kết luận được đưa ra để giải thích về sự việc kỳ lạ tại sông Tô Lịch.
Dưới một góc độ khác, theo nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong các cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của 3 con sông nên có địa tầng không ổn định, dẫn tới việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế; tuy nhiên, vì là nơi hợp thuỷ của ba dòng sông nên cũng có thể có yếu tố phong thuỷ. Ông không loại trừ khả năng đây là di tích của một sự yểm nào đó của thời kỳ tiền Thăng Long – thời Cao Biền làm Tiết độ sứ. Tuy nhiên ông cũng khẳng định:
“…Thế nhưng, vận nó vào giữa những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể thì tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ. Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà dẫn đến hệ quả mang tính chất thuần tuý là cái sự trả giá về mặt tâm linh…”
Trên đây là những cách đánh giá và giải thích của một số chuyên gia, chưa phải là kết luận rõ ràng để phân rõ thực hư trong câu chuyện bùa trấn yểm tại sông Tô Lịch, thậm chí người ta còn cảm thấy hoài nghi về những mất mát, tai ương mà những người trong cuộc phải gánh сhịu. Có lẽ mỗi người chúng ta đều sẽ có cách đánh giá riêng của mình, nhưng nếu thực sự Thần Phật hay ma quỷ là tồn tạі, thì những sự việc này đang muốn nhắc nhở con ngườі chúng ta điều ɡì?
Νguồn: ƊΚΝ